#11 Rủi ro khi mua bất động sản dẫn đến mất sạch vốn 【Kinh nghiệm】

11 RỦI RO KHIẾN CÁC NHÀ ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN MẤT SẠCH VỐN

768 0
Rủi ro khi mua bất động sản

Trên thị trường Bất động sản có rất nhiều rủi ro khiến cho các nhà đầu tư mất sạch vốn. Trong số đó, điển hình nhất là các phiên giao dịch:

  • Không có hợp đồng công chứng
  • Giao dịch bằng giấy viết tay
  • Chỉ giao dịch bằng lời nói hoặc qua vi bằng

Các trường hợp này có thể khiến bên mua tiền mất tật mang. Những trường hợp giao dịch muôn hình vạn trạng như vậy có rất nhiều rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn. Thông qua khảo sát thị trường, Home Việt Land nhận định được 11 rủi ro khiến các nhà đầu tư Bất động sản mất sạch vốn điển hình sau đây:

Rủi ro khi mua bất động sản

1. RỦI RO VÌ VƯỚNG QUY HOẠCH

Ngoại trừ những nhà đầu tư có quan hệ với chính quyền, các nhà đầu tư thứ cấp khó có thể kiểm tra hoặc không thể kiểm tra thông tin quy hoạch. Do vậy, cho dù bên bán biết nhưng báo cho khách hàng biết nhằm mục đích bán được sản phẩm của mình. Hoặc cung cấp thông tin sai lệch cho khách hàng.

2. VƯỚNG THẾ CHẤP

Người mua bất động sản sẽ gặp rủi ro nếu không tin hiểu rõ sản phẩm. Một bất động sản đang trong tình trạng thế chấp là vô cùng rủi ro đối với khách hàng. Người mua không tìm hiểu sẽ không biết được là sản phẩm đã được giải chấp hay chưa. Nếu chưa, sau khi mua khả năng cao sẽ mất cả chì lẫn chài.

3. MUA PHẢI TÀI SẢN ĐANG BỊ CHIẾM DỤNG

Khi không biết được tài sản đang ở trong diện nào. Nếu mua nhầm phải tài sản đang tranh chấp, đang bị ngăn chặn hoặc bên thứ 3 đang sử dụng thì cũng là điểm trừ cực kỳ lớn cho sản phẩm

4. SẢN PHẨM CHƯA ĐỦ ĐIỀU KIỆN BÁN

Có rất nhiều bất động sản khi giao dịch thì cần phải đầy đủ các điều kiện. Nếu người mua chọn phải những sản phẩm chưa đủ điều kiện sẽ gặp phải những rắc rối và hệ luỵ về sau. Ví dụ: Khi mua nhầm phải nhà đất có sổ hồng chung, sau này sẽ khó khăn trong việc vay ngân hàng.

5. HỢP ĐỒNG SAI CHUẨN

Hiện nay, có rất nhiều bất động sản được giao dịch qua lời nói, giấy viết tay hoặc giấy vi bằng. Các loại giao dịch này về pháp lý nếu vi phạm thì chỉ là vi phạm dân sự. Do đó, sẽ không có giá trị trên pháp luật. Lời khuyên: Khi mua bất động sản cần phải sử dụng hợp đồng chuẩn, được thành lập thành văn bản và được công chứng.

6. NHÀ – ĐẤT KHÔNG CHÍNH CHỦ

Một số trường hợp giao dịch bất động sản khi là tài sản chung của 2 vợ chồng mà không sự đồng cả 2 bên. Hoặc con cháu đứng ra giao dịch các tài sản của ông bà, cha mẹ. Những trường hợp này rơi vào diện bất động sản giao dịch không chính chủ.

Rủi ro đầu tư Bất động sản 2019
Rủi ro đầu tư Bất động sản 2019

7. THOẢ THUẬN CỌC SƠ SÀI

Quá trình mua bán nhà đất tại thời điểm đặt cọc sẽ trở nên đầy rủi ro nếu các bên không có sự thỏa thuận kỹ từ trước hoặc chỉ làm qua loa. Trường hợp, một bên yêu cầu huỷ cọc nhưng bên kia không đồng ý và muốn giải quyết theo thoả thuận mặc dù thoả thuận không rõ ràng và có nhiều điểm rối bên trong.

8. XUNG ĐỘT GIÁ, PHÍ, PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

Khi mua cần thoả thuận kỹ và rõ ràng về giá, hoa hồng cho môi giới, và tất cả chi phí thuế phát sinh. Khi không thoả thuận rõ ràng sẽ dễ dàng xảy ra xung đột, dẫn đến không phân định bên nào chịu những chi phí phát sinh.

Ngoài ra, tiến độ thanh toán cũng là một điểm gây xung đột. Thời điểm giao dịch cần phân định rõ ràng thanh toán tiến độ ra sao, mỗi đợt thanh toán giá trị ra sao, và có thể thanh toán theo phương thức như thế nào. Phân định rõ ràng để tránh gây tranh cãi về sau thì người thiệt chắc chắn chỉ là người mua.

9. RỦI RO TRÁNH THUẾ

Khi thanh toán, sự chính xác trên hợp đồng đặt cọc có thể cao hơn hợp đồng công chứng. Trường hợp này xảy ra khi người bán muốn tránh thuế. Khi công chứng hợp đồng, giá trị hợp đồng là căn cứ tính thuế và chi phí phát sinh. Người bán muốn chi ra khoản chi phí phát sinh thấp nhất nên sẽ sử dụng hình thức này.

Sau công chứng một bên cố ý sai phạm hợp đồng và thay đổi ý định dẫn đến xung đột.

10. CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM KHÔNG ĐẢM BẢO

Bên mua chất lượng nhà đất không đảm bảo theo đúng như hợp đồng hoặc giấy phép xây dựng. Chủ đầu tư không bàn giao đúng với danh mục bàn giao, nhà thầu bào rút công trình cũng là một trong những rủi ro cực kỳ lớn khi mua bất động sản. Khi mua phải sẽ cảm thấy thất vọng vì không đúng với giá trị mình bỏ ra, mà bất động sản thì giá trị không hề nhỏ nên càng hụt hẫng hơn

11. RỦI RO BỊ LỪA ĐẢO KHI MUA BẤT ĐỘNG SẢN

Chủ sở hữu bất động sản nhưng giao dịch cùng lúc với nhiều người. Mỗi lần giao dịch là một hình thức khác nhau như giữ chỗ, đặt cọc, bán. Khi giao dịch sẽ sử dụng giấy viết tay, hợp đồng đặt cọc, hợp đồng uỷ quyền.
Những loại hợp đồng trên là những hợp đồng rủi ro, khiến các nhà đầu tư mất sạch tiền tỷ. Nên tìm hiểu kỹ để tránh gặp phải những tình huống lừa đảo này.


HOMEVIETLAND

HOT LINE: 0935 211 800


 

0935.211.800