Sân bay Long Thành là một dự án cảng hàng không quốc tế tại Long Thành, Đồng Nai. Cách TP.HCM khoảng 20 km về phía Đông, giáp cao tốc Long Thành – Dầu Giây. Sân bay Long Thành dự kiến sẽ khánh thành năm 2025. Mục tiêu công suất đạt 100 triệu khách/năm khi vận hành cả 3 GĐ.
1. TỔNG QUAN SÂN BAY LONG THÀNH:
ĐỊNH HƯỚNG: Sân bay Long Thành sẽ là Thủ phủ hàng không Việt Nam lẫn Cảng trung chuyển Quốc tế. Mục đích thu hút khách quá cảnh và các chuyến bay trung chuyển để thu lợi về kinh tế. Kèm nhiều dịch vụ cung ứng xăng dầu, bảo trì, nâng cấp, sửa chữa máy bay.
- Bối cảnh hình thành: nhằm giảm tải cho sân bay Tân Sơn Nhất, giải quyết tắc nghẽn tại TP.HCM.
- Bởi công suất hoạt động tối đa của sân bay TSN là 25 triệu lượt khách/năm. Nhưng năm 2015 đã đón 26,5 triệu lượt.
- Năm 2018 đón 38 triệu lượt/công suất tối đa 28 triệu sau khi nâng cấp. Và 2019 vừa rồi là 41 triệu lượt, dự kiến trong tương lai con số là 50 triệu trở lên.
THÔNG SỐ KỸ THUẬT SÂN BAY LONG THÀNH:
- Tên: SÂN BAY QUỐC TẾ LONG THÀNH
- Vị trí: Cao tốc CT.01, Bình Sơn, Long Thành, Đồng Nai
- Chủ đầu tư: Tổng công ty Cảng hàng không Miền Nam
- Quy mô: 25.000ha (diện tích Cảng vào khoảng 5.000ha)
- Đạt tiêu chuẩn: ICAO – Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế
- Gồm 4 đường cất hạ cánh. Dài 4000 mét, rộng 60 mét. Có thể phục vụ các loại máy bay 2 tầng khổng lồ: Airbus A380, Boeing 747-8.
- Công suất: 4 nhà ga hiện đại. Phục vụ: 100 triệu khách/năm.
- Nhà ga hàng hoá: 5 triệu tấn/năm
- Cấp độ: Sân bay cấp 4F (mức cao nhất ICAO)
- Kế hoạch: 3 GĐ 2019 – 2025, đến 2035, và 2050
- Tổng mức đầu tư giai đoạn I: 6,7447 tỷ USD
- PHÁP LÝ: Phê duyệt tại Quyết định số 909/QĐ-TTg, ngày 14-06-2011
2. VỊ TRÍ:
Sân bay sẽ tiếp giáp mặt tiền cao tốc CT.01 Long Thành – Dầu Giây. Vị trí tại xã Bình Sơn huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Khoảng cách từ đây sẽ được tính như sau:
- Cách Thành phố Hồ Chí Minh: 40 km về hướng Đông
- Cách Sân bay Tân Sơn Nhất: 43 km
- Thành phố Biên Hoà: 30 km về hướng Đông Nam
- Thành phố Vũng Tàu 70 km về hướng Bắc
- Cửa ngõ vào Thành phố công nghiệp Nhơn Trạch: 10 km
Như vậy, vị trí sân bay Long Thành gần ngay thị trấn Long Thành. Đi về Hồ Chí Minh bằng cao tốc CT.01. Nếu trên Quốc lộ 51 thì có thể vào Biên Hòa, hoặc đến Vũng Tàu theo hướng ngược lại. Đồng thời sân bay sẽ ở cạnh bên cao tốc Bến Lức – Long Thành trong tương lai. Vị trí giao thông cốt lõi giữa Hàng không – Đường bộ.
3. KẾ HOẠCH XÂY DỰNG SÂN BAY LONG THÀNH
Sân bay Long Thành sẽ là Thủ phủ hàng không lẫn Cảng Quốc Tế. Giúp trung chuyển nhiều chuyến bay nước ngoài tại đây. Kèm dịch vụ cung ứng xăng dầu, bảo trì, nâng cấp, sửa chữa máy bay. Dự kiến đóng góp được 3 – 5% GDP cho cả nước.
Vì mục tiêu trên, kế hoạch được đề ra làm 3 giai đoạn để phát triển:
- Giai đoạn 1: 2019 – 2025. Xây dựng 1 Đường băng + 1 Nhà ga đưa đón + Chức năng đồng bộ. Đạt lưu lượng 25 triệu khách + 1.2 triệu tấn hàng/mỗi năm. Khai trương năm 2025 để hoạt động.
- Giai đoạn 2: 2025 – 2035. Xây dựng tiếp một đường băng cấu hình mở và một nhà ga hành khách. Đạt công suất 50 triệu hành khách/năm và 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm.
- Đến Giai đoạn 3: 2035 – 2050. Đầu tư hoàn thành tốt các hạng mục của dự án. Để đạt công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.
- Sau năm 2050: Các hạng mục Nâng cấp liên tục, theo tiêu chuẩn Quốc tế trong tương lai.
Khi vận hành, sân bay Long Thành đón 80% tổng khách nước ngoài (đã gồm quá cảnh). Và 20% khách trong nước. (Còn sân bay TSN chủ yếu là chuyến bay trong nước. Gồm: 80% khách trong nước. Phần còn lại là khách nước ngoài. Không nhận trung chuyển/quá cảnh QT)
4. KINH PHÍ THỰC HIỆN:
Chi phí xây dựng sân bay theo dự kiến cho đến năm 2050 với 3 giai đoạn là 18 tỷ USD. Trong đó, Tổng mức đầu tư của Giai đoạn 1 là 114.451 tỉ đồng (tương đương 5,45 tỉ USD).
Vốn đầu tư cho dự án được huy động từ nhiều nguồn. Gồm: Quỹ đầu tư phát triển của Chính phủ, trái phiếu Chính phủ, cổ phần và đầu tư nước ngoài. Giai đoạn từ năm 2011 đến 2014 triển khai báo cáo đầu tư và thu xếp vốn cho dự án.
Theo đánh giá kinh phí thực hiện là “đắt kinh ngạc”. Bởi theo thống kê 2019 của TS Nguyễn Lâm Thành:
- Sân bay Đại Hưng (Trung Quốc): 11,5 tỉ USD. Có diện tích 4.700ha, 7 đường băng, công suất 100 triệu hành khách/năm và 4 triệu tấn hàng hóa.
- Sân bay Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ): 12 tỉ USD. Có 4 đường băng, công suất 90 triệu lượt hành khách/năm.
Trong tương lai, vị trí Việt Nam nằm ở trung tâm của ASEAN. Hoàn toàn có thể trở thành trung tâm trung chuyển hành khách và hàng hoá Quốc tế. Đồng thời, nhờ Sân bay Long Thành mà lượng khách du lịch sẽ tăng nhanh chóng. Khoảng cách gần lại so với các địa điểm nghỉ mát Nha Trang, Phan Thiết, Bà Rịa – Vũng Tàu. Kích nơi đây thành các vệ tinh đô thị liền kề TP. Hồ Chí Minh.
5. DỰ ÁN NỔI BẬT:
Đi tiên phong cho sự phát triển hạ tầng ngoạn mục, Đất Xanh Group giới thiệu dự án Gem Sky World. Quỹ đất 92,2 ha ở Long Thành sở hữu bởi chủ đầu tư Hà An. Chuỗi sản phẩm sang trọng bậc nhất gồm 6 Tiểu khu. Có: Biệt thự sân vườn, Nhà phố liên kế, Căn hộ – Thương mại – Tiện ích cộng đồng.
KHU ĐÔ THỊ GEM SKY WORLD: http://homevietland.com/gem-sky-world/
Nằm trong tứ giác: KCN Long Thành, Long Đức, Thị trấn Long Thành. Và đầu còn lại là sân bay Long Thành. Gem Sky World sẽ là tâm điểm mỗi khi nhắc tới Sân bay Long Thành khi được triển khai với quy mô hơn 4000 nền.
Xem thêm:
Bản chất Hợp đồng góp vốn trong Giao dịch BĐS hình thành trong tương lai