Hợp đồng uỷ quyền toàn phần công chứng là gì? Rủi ro? ®【Kiến thức】

CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG UỶ QUYỀN TOÀN PHẦN LÀ GÌ?

2794 0
Hợp đồng uỷ quyền toàn phần

Hiện nay, có rất nhiều người chọn sử dụng cho mình Hợp đồng uỷ quyền toàn phần được công chứng. Điển hình là các thương vụ giao dịch bất động sản. Vậy, Hợp đồng uỷ quyền toàn phần là gì? Những thuận lợi khi sử dụng loại hợp đồng này cũng như rủi ro khi sử dụng ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu về “Công chứng uỷ quyền toàn phần” trong bài viết này.

Hợp đồng uỷ quyền toàn phần

Nội dung chính:

  1. HỢP ĐỒNG UỶ QUYỀN LÀ GÌ?
    1. MỘT SỐ QUY ĐỊNH
    2. HỒ SƠ CÔNG CHỨNG
    3. CÁCH THỨC CÔNG CHỨC
  2. ƯU ĐIỂM
  3. RỦI RO
  4. MẪU HỢP ĐỒNG

HỢP ĐỒNG UỶ QUYỀN LÀ GÌ? HỒ SƠ VÀ CÁCH THỨC CÔNG CHỨNG UỶ QUYỀN TOÀN PHẦN?

Hợp đông uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân  danh bên uỷ quyền, còn bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ HỢP ĐỒNG UỶ QUYỀN – GIẤY UỶ QUYỀN

  1. Hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên. Theo đó, bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền. (Điều 585 Bộ Luật Dân sự).
  2. Hợp đồng uỷ quyền chấm dứt trong những trường hợp sau:
    • Hợp đồng uỷ quyền hết hạn.
    • Công việc được uỷ quyền đã hoàn thành.
    • Bên uỷ quyền, bên được uỷ quyền đình chỉ thực hiện hợp đồng theo quy dịnh tại điều 420 và điều 593 của Bộ Luật Dân sự.
    • Bên uỷ quyền hoặc bên được uỷ quyền chết, mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (Theo điều 594 Bộ Luật Dân sự).
  3. Việc uỷ quyền có thù lao, có nghĩa vụ bồi thường của bên được uỷ quyền hoặc để chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản phải được lập thành hợp đồng. Các trường hợp khác thì không cần phải lập thành hợp đồng uỷ quyền mà có thể lập thành giấy uỷ quyền và chỉ cần người uỷ quyền ký vào giấy uỷ quyền (Trích điều 48 của Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực).

HỒ SƠ CÔNG CHỨNG

  1. Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tuỳ thân khác (hộ chiếu, chứng minh sĩ quan, giấy chứng nhận công nhân viên quốc phòng, giấy kiểm tra tạm thời) đang còn trong thời hạn sử dụng, hộ khẩu hoặc giấy xác nhận thường trú của người uỷ quyền và người được uỷ quyền. Nếu là người nước ngoài thì xuất trình hộ chiếu, visa.
  2. Bản chính các giấy tờ về quyền sở hữu tài sản mà theo quy định phải đăng ký quyền sở hữu trong trường hợp nội dung uỷ quyền liên quan đến tài sản. Các giấy tờ chứng minh tài sản chung hay tài sản riêng để phù hợp với quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
  3. Trường hợp nội dung uỷ quyền không liên quan đến tài sản thì người uỷ quyền xuất trình các giấy tờ chứng minh về vụ việc liên quan của mình theo như nội dung yêu cầu chứng nhận hợp đồng uỷ quyền của người uỷ quyền.

CÁCH THỨC CÔNG CHỨNG

  1. Bản thảo hợp đồng uỷ quyền do hai bên soạn thảo hoặc yêu cầu Phòng Công chứng soạn thảo giúp. Trường hợp hai bên tự soạn thảo cần phải lưu ý các điều khoản của hợp đồng phải phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật.
  2. Các bên trong hợp đồng ghi phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng (theo mẫu).
  3. Các bên đọc lại hợp đồng,trực tiếp ký tên vào hợp đồng uỷ quyền tại Phòng Công chứng.
  4. Trong trường hợp bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền không thể cùng đến một cơ quan nhà nước có thẩm quyền công chứng, chứng thực, thì bên uỷ quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công chứng, chứng thực nơi thường trú hoặc cư trú có thời hạn của họ công chứng, chứng thực hợp đồng uỷ quyền; bên được uỷ quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công chứng, chứng thực nơi thường trú hoặc cư trú có thời hạn của họ công chứng, chứng thực tiếp vào bản gốc hợp đồng uỷ quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng, chứng thực hợp đồng uỷ quyền (Trích điều 48 của Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực).
  5. Trường hợp không tự đọc, tự viết tiếng Việt được thì phải có người làm chứng hoặc người phiên dịch đọc hoặc dịch lại cho nghe trước khi ký tên hoặc điểm chỉ vào hợp đồng uỷ quyền. Người làm chứng, người dịch là người không có quyền và nghĩa vụ liên quan đến nội dung uỷ quyền phải có đủ năng lực hành vi và mang theo chứng minh nhân dân, hộ khẩu.

ƯU ĐIỂM KHI SỬ DỤNG CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG UỶ QUYỀN

  • Đối với bên bán: Tiết kiệm thời gian và phí công chứng. Vì thủ tục công chứng HĐ uỷ quyền nhanh gọn hơn HĐ chuyển nhượng.
  • Đối với bên mua: Người mua sẽ được giữ sổ đỏ gốc và hợp đồng uỷ quyền. Dễ dàng sang nhượng lại tài sản cho bên thứ ba. Sang nhượng không cần đợi thời gian ra sổ mới hoặc cập nhật tên trên sổ đỏ.

RỦI RO KHI CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG UỶ QUYỀN TOÀN PHẦN

Đối với bất động sản, Hợp đồng uỷ quyền có nhiều bất lợi cho người mua. Trên thực tế, Hợp đồng này không trái pháp luật. Tuy nhiên, khi vấn đề phát sinh thì Hợp đồng này không đầy đủ giá trị về mặt pháp lý.

Trên lý thuyết, khi sử dụng hợp đồng này để chuyển nhượng thì không cần phải đóng thuếthu nhập cá nhận và lệ phí trước bạ. Tuy nhiên thực tế thì lại đóng thuế gấp 2 lần khi chuyển nhượng sang bên thứ 3.

Quy trình bao gồm:

  • Thuế thu nhập cá nhân của người bán đầu tiên
  • Thuế thu nhập cá nhân của chúng ta khi chuyển nhượng sang cho bên thứ 3.

Quy trình không áp dụng cho bên thứ 3: Người cùng hộ gia đình, hộ khẩu hiện thời.

MẪU HỢP ĐỒNG UỶ QUYỀN TOÀN PHẦN CÔNG CHỨNG

Tải hợp đồng mẫu ->Tại đây<-

0935.211.800